Rejuvaskin đi đầu giải pháp quản lý sẹo nâng ngực hơn 35 năm
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc gây tranh cãi đầu năm 2024
Hy hữu: Máy bay quay đầu với 4 cửa sổ hỏng, kính rớt trên đường băng
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Gặp gỡ đội eSport được mệnh danh ‘già gân’ của làng CS:GO
Tại đây, các bác sĩ tiến hành hồi sinh tim phổi liên tục suốt hơn 1 giờ với nỗ lực giành lại nhịp tim dù yếu ớt cho người bệnh. Mặc dù đã có nhịp tim, ông L. vẫn trong tình trạng nguy kịch, đồng tử giãn, tím tái, huyết áp thấp, hôn mê. Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh tiếp tục điều trị.Ngày 3.3 thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Khiêm Huy (Trưởng khoa Hồi sức ngoại tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM), cho biết tình trạng của ông L. rất nguy kịch khi huyết áp tụt thấp, mạch yếu, suy đa cơ quan, nhồi máu cơ tim, đồng tử giãn có phản xạ ánh sáng yếu (nếu đồng tử giãn không có phản xạ ánh sáng tức đã chết não).Theo bác sĩ Huy, tính mạng người bệnh lúc này như ngàn cân treo sợi tóc bởi trong hầu hết các trường hợp ngưng tim trên 60 phút, tỷ lệ cứu sống rất mong manh."Nếu cứu thành công, người bệnh có nguy cơ cao chết não, sống thực vật, hoặc gặp các di chứng nghiêm trọng khác do tình trạng thiếu oxy não sau ngưng hô hấp tuần hoàn như yếu liệt, mất trí nhớ, động kinh, mất chức năng các cơ quan khác. Sau hồi sinh tim phổi ban đầu, người bệnh có lại nhịp tim và huyết áp nhưng rất yếu", bác sĩ Huy phân tích.Với tinh thần "còn nước còn tát", các bác sĩ bật báo động đỏ, hội chẩn khẩn toàn viện tìm phương án tốt nhất. Ông L. được can thiệp hồi sức với ECMO, bóng đối xung động mạch chủ, tái thông động mạch vành, lọc máu liên tục, thở máy, các thuốc trợ tim…Sau 5 ngày, khi các cơ quan như tim, phổi, thận… hồi phục dần chức năng, người bệnh được giảm thuốc mê và an thần. Tuy nhiên, theo bác sĩ Huy, điều đáng lo ngại nhất ở bệnh nhân L. là các kỹ thuật hồi sức đã giúp các cơ quan hồi phục nhưng nguy cơ tổn thương não vẫn rất cao.Khi bắt đầu giảm thuốc an thần để ông L. dần dần tỉnh lại, may mắn ông đã bắt đầu mở mắt và thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ. Các cơ quan như tim, phổi, gan thận… ngày càng hồi phục ổn định. Ông L. được cai máy thở, ECMO và bóng đối xung. Sau hơn 2 tuần điều trị, ông L. đã có thể tự đi lại, ăn uống bình thường, được xuất viện.